Gần 1.000 con cháu nội ngoại, dâu rể các thế hệ họ Ngô đang sinh sồng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và khắp mọi miền đất nước đã về dự lễ.
Về dự Lễ dâng hương có đại diện cấp ủy Đảng, chính quyện, Mặt trân Tổ quốc huyện Yên Phong, xã tam Giang, thành phố Từ Sơn và một số địa phương khác của tỉnh Bắc Ninh. Ông Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương và một số vị nguyên là lãnh đạo tổ chức Đảng, chính quyền và các cơ quan hữu quan của tỉnh Bắc Ninh cùng về dự lễ.
Hội đồng họ Ngô Việt Nam cử đoàn do ông Ngô Tiến quý, Phó Chủ tịch thường trực dẫn đầu cùng các vị Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng về dự Lễ. Cùng về dự còn có các đoàn của Câu lạc bộ Doanh nhân họ Ngô Việt Nam, Câu lạc bộ Tuổi trẻ họ Ngô Việt nam; của họ Ngô các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Quang Nam – Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa… và một số tỉnh, thành khác.
Tại Lễ dâng hương, các vị đại biểu và con cháu họ Ngô được nghe đại diện Hội đồng họ Ngô tỉnh Bắc Ninh báo cáo, ôn lại thân thế, sự nghiệp và công đức của vị Anh hùng dân tộc – Việt Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt.
Lý Thường Kiệt (1019-1105) người phường Thái Hoà, thành Thăng Long, tên thật là Ngô Tuấn, tên tự là Thường Kiệt, được vua ban Quốc tính, bèn lấy tự làm tên nên gọi là Lý Thường Kiệt . Trong Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Lý Thường Kiệt thuộc thế hệ thứ 11; Phụ thân là Ngô An Ngữ, huyền tôn (chút nội) của Ngô Quyền. Lý Thường Kiệt từ nhỏ đã có chí lớn, đêm ngày chăm chỉ học hành, đọc binh thư, luyện võ nghệ. Ông có tài kinh bang tế thế, văn võ toàn tài, lại khiêm tốn, thận trọng, siêng năng cần mẫn, hết lòng trung thành với vua. Ông theo thờ ba triều vua Lý là: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông, được thăng đến chức Thái sư, Đại Tướng quốc, cho hiệu Thiên tử nghĩa đệ, khi mất được phong tước Việt Quốc công. Lý Thường Kiệt có nhiều công lao to lớn với đất nước. Phía nam cầm quân đại phá Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi, phía Bắc đại phá quân Tống xâm lược nước ta. Ông cũng là một nhà chính trị tài ba và một nhà ngoại giao xuất sắc.
Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cánh vượt biên giới ào ạt tiên vào đánh chiếm Đại Việt. Dưới sự chit huy, lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, bằng việc chuẩn bị sẵn phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu hiện nay), quân dân ta đã chống trả quyết liệt, chặn đứng đà tiến của quân Tống. Sau cuộc kháng chiến ác liệt kéo dài, tháng 3 năm 1077 quân Đại Việt thắng lợi hoàn toàn, quân Tống phải rút hết quân về nước.
Vào lúc cuộc chiến ra vô cùng quyết liệt, Lý Thường Kiệt đã viết Nam quốc sơn hà – một bài thơ bất hủ để cổ vũ tinh thần binh sĩ. Bài thơ đã tăng thêm nhuệ khí và tiếp thêm sức mạnh chiến đấu cho quân ta, đồng thời làm nao núng tinh thần quân địch. Bài thơ Nam quốc sơn hà khẳng định chân lý hùng hồn: nước Nam là một quốc gia lãnh thổ riêng, cương giới rạch ròi, quyền độc lập tự chủ của dân tộc là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bài thơ được coi như bài Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
Năm 1028 Lý Thường Kiệt được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Suốt 19 năm làm việc ở đây, ông đã xây dựng nơi đây trở thành vùng biên cương vững chắc. Bằng việc biết sử dụng người tài, phát triển kinh tế, khuyến khích nghề nông… ông đã đem đến cho nhân cuộc sống nhân dân ổn định, ngày một phát triển.
Năm 1105 Lý Thường Kiệt qua đời, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy Bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.
HNVN